Đau dạ dày có nên ăn bún không

Bún là sự lựa chọn của nhiều người cho bữa sáng bởi đây món ăn ngon, tiện lợi và dễ ăn. Đau dạ dày có nên ăn bún không là thắc mắc của nhiều người. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này

Bún được làm ra như thế nào


Thành phần chủ yếu của bún là gạo, bún thường có màu trắng đục chứ không phải màu trắng tinh như chúng ta vẫn thường hay ăn ngoài quán. Để bún có được màu trắng như vậy thì khi sản xuất, người ta cho thêm chất huỳnh quang. Chất này không chỉ có tác dụng tẩy trắng bún mà còn giúp bún dai, lâu bị hỏng

Ngoài chất huỳnh quang tinopal ra thì một số chất phụ gia khác cũng được thêm vào gạo để sản xuất bún, nổi trội là hàn the. Hàn the sẽ giúp cho bún dai hơn và không bị bết dính với nhau.

Nếu bạn ăn ít bún và không thường xuyên thì sẽ không có gì đáng lo ngại về sức khỏe nhưng nếu ăn bún trong thời gian dài với lượng quá nhiều thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, nhất là với những người bị đau dạ dày. Đau dạ dày có nên ăn bún không

Trong các chất phụ gia thực phẩm thì tinopal là chất cấm và chủ được dùng trong công nghiệp như để làm sơn. Đây là thông tin do PGSTS Nguyễn Duy thịnh nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và CÔng nghệ thực phẩm Đại học Bách Khoa Hà Nội cung cấp

Nếu người sản xuất bún cho chất này vào có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng như suy gan thận, lâu dần có thể mắc ung thư. Hàn the tích tụ trong cơ thể có thể gây ngộ độc tiêu hóa biểu hiện đau bụng, nôn mửa, da nổi mẩn đỏ. Không những thế, hàn the còn gây hại cho thận, khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn và rụng tóc

Đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để mau lành bệnh?

Với những thông tin trên thì ngay cả người bình thường cũng không nên ăn quá nhiều bún chứ chưa nói đến những người đang bị đau dạ dày. Tất nhiên bạn vẫn có thể ăn nhưng với một chừng mực nhất định thôi

Đau dạ dày có nên ăn bún không. Mặc dù bún là món dễ ăn, nhất là khi cơ thể bạn mệt mỏi, chán ăn, đắng miệng nhưng trong bún có chất chua gây hại cho dạ dày. Nếu lạm dụng nhiều quá thì có thể khiến các vết loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí có trường hợp bị thủng dạ dày

Với cách làm truyền thống thì người làm bún phải ngâm gạo từ 1 đến 2 ngày sau đó xay thành bột nước. Sau khi tách bột với nước ra thì phần bột đem đi ép để tạo thành sợi bún. Tiếp đến là cho bún vào nồi nước để đun sôi giúp giữ nguyên hình dạng của bún và sợi bún không bị nhão

Với sự phát triển ngày nay thì đa phần đã chuyển sang làm bún bằng máy móc hiện đại. Người làm bún chỉ cần ngâm gạo vài tiếng, tách nước, gia giảm thêm bột lọc, bột năng giúp sợi bún dai và có màu trắng đẹp

Đau dạ dày có nên ăn bún không


Ở các đầu mối làm bún phân phối cho các nhà hàng thì việc giữ bún được lâu và sợi dai luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu vì vậy nhiều cơ sở dù nhận thức được độc hại nhưng vẫn cho thêm phụ gia vào nguyên liệu làm bún. Hơn nữa việc sử dụng các loại gạo rẻ tiền, bột lọc hoặc bột mỳ không chất lượng nên ảnh hưởng đến chất lượng của bún

Đau dạ dày có nên ăn bún không?
Vị chua của bún và các chất phụ gia khác ảnh hưởng đến dạ dày và gây rối loạn tiêu hóa. Ngoài những người bị đau dạ dày thì phụ nữ sau sinh, trẻ em và những người đang bị ốm không nên ăn bún.

Trên đây là bài viết trả lời thắc mắc đau dạ dày có nên ăn bún không. Tuy bún là một trong những nguyên liệu làm ra nhiều món ăn ngon những bạn nên hạn chế ăn nhiều vì nhiều thành phần phụ gia trong bún không tốt cho sức khỏe

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Viêm phổi thùy và viêm đường hô hấp trên và suy thận

thực phẩm giúp ngủ ngon

Thức ăn tốt cho sức khỏe